Việt Nam Chính_quyền_địa_phương

Xem bài chính về Chính quyền địa phương ở Việt Nam

Chính quyền địa phương ở Việt Nam được gọi là Ủy ban Nhân dân, bao gồm các cấp tỉnh, cấp huyện và cấp . Người đứng đầu chính quyền địa phương là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Về danh nghĩa, chức vụ này do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân sẽ đồng thời là Phó Bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam của địa phương. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân hai thành phố trực thuộc trung ương lớn là Hà Nộithành phố Hồ Chí Minh đồng thời sẽ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện là các phòng (Phòng Giáo dục, Phòng Tài chính,...), của chính quyền cấp tỉnh là các sở (Sở Giáo dục, Sở Tài chính,...). Trách nhiệm cũng như quyền hạn về thuế của chính quyền địa phương các cấp từng được xác định khá rõ ràng thông qua Luật Ngân sách Nhà nước 1996[1], song trở nên thiếu rõ ràng trong Luật Ngân sách Nhà nước 2002 (chỉ quy định chung cho toàn bộ khối địa phương đại diện là chính quyền tỉnh, còn cụ thể từng cấp địa phương có trách nhiệm và quyền gì thì để cho chính quyền tỉnh quyết định)[2].